5 Cách để tự tạo động lực cho bản thân
BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH TỰ  TẠO ĐỘNG LỰC CHƯA CHO BẢN THÂN CHƯA?

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy không có động lực, cảm thấy khá chán nản và hầu như không có năng lượng để tập trung vào công việc. Tin tốt là tất cả chúng ta đều có thể vượt qua được trạng thái này. Chúng ta có sẵn bí quyết thành công ngay đây rồi.
Tôi tìm thấy 2 dấu hiệu nhận biết rằng mình đang đánh mất động lực làm việc
Hai dấu hiệu trên thường sẽ xuất hiện khi bạn nỗ lực theo đuổi điều gì đó, và bạn phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều để vượt qua chúng và thực hiện mục tiêu của mình.

Năng lượng của bạn cực kỳ thấp, bạn cảm thấy thiếu ngủ, làm việc quá sức,…
Bạn rơi vào một vòng xoáy suy nghĩ tiêu cực, một nghi ngờ này dẫn đến một nghi ngờ khác, ý nghĩ xấu này dẫn đến ý nghĩ khác, cho đến khi bạn không còn tin vào bản thân nữa.

Tôi gọi đây là những cơn khủng hoảng tâm lý tạm thời. Nó khiến mọi công việc đều trở nên quá sức với chúng ta, khiến ta muốn từ bỏ và quay về vùng an toàn của mình. Khi gặp phải cơn khủng hoảng này, để vượt qua được điều này bước đầu tiên bạn hãy nhớ:

🔑TẠO ĐỘNG LỰC 1: LÀM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ ĐỂ GIÚP BẠN GIỮ CÂN BẰNG
Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn không chỉ chăm chăm vào mục tiêu của mình (thăng tiến trong công việc, hoàn thành một dự án, chứng chỉ hay kỹ năng nào đó…). Đôi khi phải thoát ra khỏi nó. Thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc các mối quan hệ bạn bè, gia đình… hay làm bất cứ điều gì bạn cho là cần thiết để bạn tạo cân bằng trong cuộc sống.

Giữ cân bằng động lực làm việc là điều rất quan trọng. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một khía cạnh duy nhất của cuộc sống, sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng các khía cạnh còn lại bắt đầu trở nên tồi tệ và có thể sẽ bị hất ra lề đường.
Sự mất cân bằng khiến con người bị áp lực và căng thẳng, cuối cùng kết thúc trong một cảm giác rằng từ bỏ sẽ thích hợp hơn là kiên trì đi tiếp. Và thế là bạn từ bỏ mục tiêu.
Louisa May Alcot nói:
“Hãy có thời gian tạo động lực cho cả công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của thời gian bằng cách sử dụng nó thật tốt. Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, và tuổi già không có nhiều hối tiếc, và cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp.”
Nhớ rằng mọi việc bạn làm trong cuộc sống đều hỗ trợ năng lượng, tạo động lực cho nhau. Chính vì vậy đừng vì sợ xao nhãng mục tiêu mà bạn bỏ lỡ những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Ngay cả những điều bạn cho là thứ yếu không quan trọng, khi dành thời gian cho chúng, bạn sẽ thấy chúng có khả năng đem đến nguồn cảm hứng tuyệt vời cho bạn trong việc hoàn thành các mục tiêu lớn của mình.

🔑TẠO ĐỘNG LỰC 2: NHÌN VÀO BỨC TRANH TOÀN CẢNH ĐỂ KHÔNG BỊ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
Nếu bạn thức dậy và nhảy ngay vào các công việc vặt hoặc danh sách các công việc cần làm, chắc hẳn điều đó sẽ làm cho động lực sống của bạn sút giảm. Bạn sẽ tự hỏi mình đang làm cái quái gì vậy nhỉ? Mình có yêu bản thân không? Mình có thực sự đang giải quyết những việc quan trọng nhất hay không? Việc mình làm liệu có đem lại kết quả gì không?

Tôi nhận thấy một ngày làm việc của tôi sẽ suôn sẻ và có hiệu quả hơn khi tôi dành ra khoảng 10 phút mỗi buổi sáng để lên kế hoạch các công việc sẽ làm: hướng tới những ngày kế tiếp, và nghĩ làm sao để sử dụng hiệu quả nhất thời gian của tôi.
Bạn có thể thử áp dụng cách tạo động lực này:
Dậy sớm hơn bình thường khoảng 15 phút, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy lật đật vào buổi sáng.
Kiểm tra lịch của bạn và lên kế hoạch làm việc trong ngày trước khi bạn kiểm tra hộp thư.
Dành ra chút thời gian để ngồi xuống và dùng bữa sáng, thay vì chụp lấy mẩu bánh mì và vừa đi vừa nhai.
Thiền hoặc cầu nguyện khoảng 5 phút trước khi bắt tay vào làm việc mỗi buổi sáng.
Bắt đầu ngày mới tạo động lực một cách bình tâm có thể dẫn đến một ngày làm việc chất lượng, đầy ý nghĩa, thay vì lao đầu vào những công việc ít hoặc thậm chí không quan trọng.


🔑TẠO ĐỘNG LỰC 3: TẠO MÔI TRƯỜNG GIÀU CẢM HỨNG
Bạn có muốn sảng khoái trong từng phút giây của cuộc sống không? Môi trường chính là điều có khả năng thúc đẩy và duy trì động lực của bạn nhiều nhất. Vì vậy hãy tạo cho mình không gian giàu cảm hứng nhất có thể. Không gian đó có thể là ngay trong phòng, góc học tập hoặc làm việc của bạn. Hãy thử các gợi ý tạo động lực dưới đây:

Dán một bức tranh về mục tiêu động lực sống của bạn ở chỗ sẽ nhìn thấy hàng ngày. Đặt nó thành màn hình nền trên máy tính hoặc dán lên tường, cửa tủ lạnh hoặc gương phòng tắm. Mục đích là giữ cho tâm trí bạn tập trung vào kết quả cuối cùng và duy trì sự sôi nổi trong bạn.
Bạn có thể tốn thêm một ít chi phí để chọn một chiếc bàn làm việc thích nhất, hoặc nếu mua vở, bút học bài, sổ công viêc… thì hãy lựa những cuốn sổ đẹp khiến bạn thích thú khi sử dụng.
Dọn dẹp nhà cửa. Sự bừa bộn có thể làm ảnh hưởng đến động lực của bạn, loại bỏ bớt những thứ lộn xộn có thể giúp bạn giữ tinh thần ở trạng thái giàu cảm hứng và hưng phấn thường xuyên.

🔑TẠO ĐỘNG LỰC 4: NHẮC NHỞ BẢN THÂN ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC MỖI NGAY
Một mẫu giấy nhỏ nhắc nhở lúc này là cần thiết. Tôi đã làm và cảm thấy khá hiệu quả với các mẫu giấy nhắc nhở. Tôi có thể xao nhãng việc thực điều gì đó, nhưng khi nhìn thấy mẫu nhắc nhở, tôi lập tức bắt nhịp với nó và nó đưa tôi trở về trạng thái tập trung hơn.

“Mọi người thường nói rằng tạo động lực không tồn tại mãi mãi. Vì vậy chúng ta cần củng cố nó mỗi ngày giống như việc tắm hàng ngày vậy.” Zig Zillar
Kể cả khi làm việc rất tốt, chúng ta không bao giờ có kết quả ngay lập tức, điều này áp dụng cho mọi thứ.
Nếu mục tiêu phát huy sức mạnh của bạn là có một cơ thể khỏe khoắn, thăng tiến trong công việc, đạt được một chứng chỉ nào đó hay đơn giản chỉ là vui vẻ hơn, tất cả những mong muốn đó đều phải được thực hiện mỗi chút mỗi ngày. Hôm nay thực hiện một xíu thay đổi nhỏ, có thể không thấy kết quả ngay, nhưng nó đang giúp bạn tiến bước.


🔑TẠO ĐỘNG LỰC 5: BẠN CÓ THỂ ĐI CHẬM, NHƯNG ĐIỀU TUYỆT VỜI LÀ BẠN KHÔNG DỪNG LẠI
Đừng quá khắt khe với bản thân khi mục tiêu động lực sống không hoàn toàn theo lộ trình 100% kỳ vọng đặt ra. Bạn có thể trì hoãn, có thể một vài ngày mọi thứ không theo đúng kế hoạch, không có gì là to tát cả. Chỉ cần bạn vẫn giữ chứ không từ bỏ mục tiêu đó. Bạn không cần phải quá khẩn trương.

Bạn muốn sớm được tín nhiệm, giỏi hơn một ngôn ngữ, một kỹ năng nào đó? Khi cảm giác mọi thứ không tiến triển hoặc quá muộn màng khiến bạn mất đi khả năng duy trì động lực và muốn từ bỏ, hãy nhắc nhở mình, chậm hơn không có nghĩa là bạn sẽ dừng lại, nhé.
Con người phải đi qua những thăng trầm. Đôi khi chúng ta sẽ nghi ngờ chính mình, nhận ra mình đang mệt mỏi và đau khổ. Qua thời gian ta sẽ thấy những những kinh nghiệm tạo động lực này xuất hiện để bạn trở nên dẻo dai, mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. Và bạn sẽ sẵn sàng đón nhận những thử thách mới với tràn đầy cảm hứng.
~st~

Đăng nhận xét

1 Nhận xét

Emoji
(y)
:)
:(
hihi
:-)
:D
=D
:-d
;(
;-(
@-)
:P
:o
:>)
(o)
:p
(p)
:-s
(m)
8-)
:-t
:-b
b-(
:-#
=p~
x-)
(k)