8 bước thuyết trình hiệu quả để kết nối cảm xúc với người nghe
Kỹ năng thuyết trình luôn là một trong những kỹ năng quan trọng và được yêu cầu nhiều nhất trong các bảng mô tả công việc. Một người nhân viên kinh doanh hoặc một nhà quản lý giỏi thì không thể thiếu được những buổi thuyết trình trình bày sản phẩm hoặc những buổi truyền đạt ý tưởng kinh doanh đầy cảm hứng. Nếu bạn đang tìm hiểu những phương pháp thuyết trình mới không theo lối mòn mà vẫn giữ được sự ấn tượng và tạo nhiều cảm xúc cho người nghe thì đây là bài viết dành cho bạn.
Nếu bạn là một diễn giả chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, bạn thường sẽ tập trung truyền tải bài thuyết trình của mình bằng những kiến thức và dữ liệu thực tế. Đây thực sự là một điều rất đỗi bình thường vì xét cho cùng, đó là mục đích của một buổi thuyết trình thành công.
Tuy nhiên như thế là vẫn chưa đủ. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các thông tin, số liệu có thể dễ dàng tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau và phương pháp này đã trở nên lỗi thời và không còn gây ấn tượng với người nghe. Khán giả mong muốn nhận được nhiều hơn thế. Hãy tham khảo 8 cách sau đây để tạo ra một sợi dây liên kết cảm xúc với người nghe thay vì truyền đạt theo cách thông thường.
1. Hình dung trước kết quả bạn mong muốn
Bất kể là bạn sẽ trình bày trong các buổi họp để báo cáo tình hình kinh doanh theo quý hay ở các buổi chào hàng, câu đầu tiên bạn cần tự hỏi và trả lời được đó là “Bạn muốn người nghe của mình cảm nhận như thế nào?”
Bất kể là bạn sẽ trình bày trong các buổi họp để báo cáo tình hình kinh doanh theo quý hay ở các buổi chào hàng, câu đầu tiên bạn cần tự hỏi và trả lời được đó là “Bạn muốn người nghe của mình cảm nhận như thế nào?”
2. Hãy thư giãn
Phong cách thuyết trình chuyên nghiệp không phải là lúc nào trông bạn cũng thật nghiêm túc và cứng nhắc. Bạn nên cởi bỏ hình ảnh của một người “diễn giả doanh nghiệp” và thử hài hước một chút. Không ai thích một người diễn giả mà lúc nào cũng học thuộc từng chữ và hành động như một cỗ máy. Thay vào đó, bạn nên đưa ra các thông điệp vừa thể hiện được sự hài hước vừa có thể trò chuyện vui vẻ với khản giả của mình.
Phong cách thuyết trình chuyên nghiệp không phải là lúc nào trông bạn cũng thật nghiêm túc và cứng nhắc. Bạn nên cởi bỏ hình ảnh của một người “diễn giả doanh nghiệp” và thử hài hước một chút. Không ai thích một người diễn giả mà lúc nào cũng học thuộc từng chữ và hành động như một cỗ máy. Thay vào đó, bạn nên đưa ra các thông điệp vừa thể hiện được sự hài hước vừa có thể trò chuyện vui vẻ với khản giả của mình.
3. Thay đổi cách nhìn nhận sự việc của bạn
Tiến sĩ Wayne Dyer, từng nói “Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy cũng tự nhiên sẽ thay đổi”. Tôi tin rằng bạn sẽ kết nối tốt hơn với người nghe khi bạn xem họ như: người đang ước mơ và hy vọng hoặc người mà bạn quan tâm và muốn giúp đỡ thay vì xem họ như những người đồng nghiệp từ các phòng ban, hoặc sếp và những người quản lý của mình.
Tiến sĩ Wayne Dyer, từng nói “Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy cũng tự nhiên sẽ thay đổi”. Tôi tin rằng bạn sẽ kết nối tốt hơn với người nghe khi bạn xem họ như: người đang ước mơ và hy vọng hoặc người mà bạn quan tâm và muốn giúp đỡ thay vì xem họ như những người đồng nghiệp từ các phòng ban, hoặc sếp và những người quản lý của mình.
4. Hãy tưởng tượng
Trước khi bắt đầu cuộc thuyết trình, hãy hít một hơi thật sâu, ngừng một vài giây, và tưởng tưởng mọi người ở trong khán phòng đang đeo một huy hiệu lớn đầy màu sắc. Huy hiệu này có dòng chữ PPPMMFS. Dòng chữ này là: Please, Please, Please Make Me Feel Something. (Làm ơn, Làm ơn, làm ơn hãy làm cho chúng tôi cảm thấy một điều gì đó.)
Trước khi bắt đầu cuộc thuyết trình, hãy hít một hơi thật sâu, ngừng một vài giây, và tưởng tưởng mọi người ở trong khán phòng đang đeo một huy hiệu lớn đầy màu sắc. Huy hiệu này có dòng chữ PPPMMFS. Dòng chữ này là: Please, Please, Please Make Me Feel Something. (Làm ơn, Làm ơn, làm ơn hãy làm cho chúng tôi cảm thấy một điều gì đó.)
5. Đặt bản thân mình vào vị trí của người khác
Thấu hiểu và đồng cảm là chìa khóa kết nối khán giả về mặt cảm xúc cũng như trí tuệ. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ về:
• Điều đó có ý nghĩa gì với họ?
• Những thử thách, áp lực và khó khăn nào họ gặp phải?
• Họ đang lo lắng nhất điều gì?
• Họ cảm thấy thế nào khi đang làm việc tại ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của họ?
• Họ đang cố gắng làm những gì để cuộc sống trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn?
• Nếu họ yêu cầu bạn một điều gì đó to lớn, đó có thể là gì?
Thấu hiểu và đồng cảm là chìa khóa kết nối khán giả về mặt cảm xúc cũng như trí tuệ. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ về:
• Điều đó có ý nghĩa gì với họ?
• Những thử thách, áp lực và khó khăn nào họ gặp phải?
• Họ đang lo lắng nhất điều gì?
• Họ cảm thấy thế nào khi đang làm việc tại ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của họ?
• Họ đang cố gắng làm những gì để cuộc sống trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn?
• Nếu họ yêu cầu bạn một điều gì đó to lớn, đó có thể là gì?
6. Đưa khán giả cái mà họ cần
Thay vì cố gắng thể hiện với khán giả rằng bạn rất thông minh, hiểu biết, và đã đặt nhiều tâm huyết của mình vào đó như thế nào, chỉ cần đưa ra những điều họ cần và quan trọng nhất đối với họ. Đừng để khán giả phải tự tìm thông tin trong đống dữ liệu khổng lồ của bạn. Hãy là người làm điều đó và mang đến cho họ những giá trị đáng mong đợi nhất.
Thay vì cố gắng thể hiện với khán giả rằng bạn rất thông minh, hiểu biết, và đã đặt nhiều tâm huyết của mình vào đó như thế nào, chỉ cần đưa ra những điều họ cần và quan trọng nhất đối với họ. Đừng để khán giả phải tự tìm thông tin trong đống dữ liệu khổng lồ của bạn. Hãy là người làm điều đó và mang đến cho họ những giá trị đáng mong đợi nhất.
7. Làm bài thuyết trình trở nên gần gũi
Một bài thuyết trình có nội dung quá phổ biến và cung cấp những thông tin chung chung có thể áp dụng được cho bất cứ ai sẽ gây nhàm chán cho người nghe. Vì vậy khi bạn chọn lọc thông tin để chia sẻ với thính giả của mình, luôn chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời tốt nhất trong tình huống có người ngừng bạn giữa chừng và hỏi , “Cảm ơn, nhưng mà cái gì cơ? Vì sao tôi phải quan tâm về vấn đề bạn đang nói?”.
Một bài thuyết trình có nội dung quá phổ biến và cung cấp những thông tin chung chung có thể áp dụng được cho bất cứ ai sẽ gây nhàm chán cho người nghe. Vì vậy khi bạn chọn lọc thông tin để chia sẻ với thính giả của mình, luôn chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời tốt nhất trong tình huống có người ngừng bạn giữa chừng và hỏi , “Cảm ơn, nhưng mà cái gì cơ? Vì sao tôi phải quan tâm về vấn đề bạn đang nói?”.
8. Hãy loại khỏi đầu bạn những suy nghĩ tiêu cực
• Nếu họ không thích tôi thì sao?
• Nếu họ hỏi những câu mà tôi không thể trả lời? Bởi vì tôi chắc rằng họ biết còn nhiều hơn tôi.
• Tôi thật sự lo lắng và còn là một người diễn giả tệ
• Giả dụ trong lúc đang nói mà tôi “chết lặng”.
• Cả uy tín của tôi đều phụ thuộc vào phần phát biểu này
• Nếu họ không thích tôi thì sao?
• Nếu họ hỏi những câu mà tôi không thể trả lời? Bởi vì tôi chắc rằng họ biết còn nhiều hơn tôi.
• Tôi thật sự lo lắng và còn là một người diễn giả tệ
• Giả dụ trong lúc đang nói mà tôi “chết lặng”.
• Cả uy tín của tôi đều phụ thuộc vào phần phát biểu này
Nếu bạn đang để những suy nghĩ này ở trong đầu, bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại của buổi thuyết trình. Hãy ngăn những ý nghĩ tiêu cực này bằng những phương pháp dễ thực hiện như hít thở sâu và ngồi thiền. Bạn càng tập trung bao nhiêu thì càng làm chủ được buổi thuyết trình bấy nhiêu.
Một buổi thuyết trình thành công luôn cần đến sự kết nối cảm xúc với người nghe. Đừng đi theo lối mòn và thử làm theo 8 bước trên, bạn sẽ có một bài thuyết trình thật hiểu quả và gây nhiều ấn tượng với người nghe.
- HR Insider / VietnamWorks -
0 Nhận xét