Chọn vợt bóng bàn
Chọn được cây vợt tốt và phù hợp là điều mà bất cứ người chơi bóng bàn nào cũng quan tâm.
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một cây vợt bóng bàn bán sẵn
tại các cửa hàng dụng cụ thể thao có xuất xứ Việt Nam như Cao su đường
sắt, Hà Nội, Song Ngư hoặc của Trung Quốc, giá từ 80.000 đến 150.000
đồng. Tuy nhiên, để hoàn toàn hài lòng với cây vợt của mình, khách hàng
nên lựa chọn từng bộ phận (cốt vợt và mút vợt) rồi dán lại với giá
100.000- 200.000đ tiền công.
Chọn cốt vợt
Cốt vợt bao gồm mặt vợt và cán vợt. Phần lớn mặt vợt được cấu tạo từ các
lớp gỗ dán hoặc kết hợp giữa gỗ dán và carbon, arylate, titanium. Một
mặt vợt có thể gồm từ 1 đến 7 lớp. Số lượng, độ dày, độ cứng và độ phân
bổ chất liệu của mỗi lớp tạo nên những đặc điểm khác nhau của mỗi loại
cốt vợt. Nhờ vào những đặc điểm này mà khách hàng có thể lựa chọn cốt
vợt sao cho phù hợp nhất. Những người chơi phòng thủ thường lựa chọn
loại cốt có tốc độ chậm, có độ điều khiển cao. Những người chơi tấn công
thì ưa thích cốt vợt có tốc độ cao, tạo ra những cú đánh áp đảo. Việc
phân loại cốt vợt theo tốc độ được dựa trên thông số ghi trên cốt vợt:
DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt
vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất (OFF+).
Khi mới tập chơi, người tiêu dùng nên chọn từ cốt vợt thông thường có
tốc độ thấp, độ kiểm soát cao rồi sau đó mới nên chuyển dần sang các
loại cốt khác cao cấp hơn.
Thị trường cốt vợt cũng rất đa dạng, từ các loại cốt của Trung Quốc
(Dawei, 729), Nhật Bản (Butterfly, Yasaka, Nittaku) đến Pháp
(Cornilleau), Đức (Tibhar), Thụy Điển (Stiga)... Giá cả dao động từ
250.000- 2.000.000đ/chiếc tùy theo nhãn hiệu và tính chất của cốt.
Mút vợt
Việc lựa chọn mút vợt phù hợp với lối chơi rất quan trọng. Tùy theo đặc
điểm cấu tạo và tính chất mà thị trường có các loại mút khác nhau, có
giá dao động từ 85.000 đồng (loại 729 FX) đến 840.000 đồng (loại
Butterfly Tenergy 64).
Inverted: mút trơn, có khả năng tạo xoáy cao. Đây là loại mút phổ biến
nhất hiện nay, phù hợp với tất cả các lối chơi từ phòng thủ đến tấn
công.
Short pips: mút gai ngắn, thực chất là loại mút trơn nhưng được lật
ngược lại, tạo nên một bề mặt với rất nhiều nốt. Loại mút này ít tạo
xoáy nhưng lại giúp người dùng có những cú đánh trả mạnh mẽ.
Long pips: mút gai dài. Mút có cấu trúc giống như “short pips” nhưng các
nốt trên bề mặt cao hơn, giúp làm đảo chiều xoáy của trái bóng.
Bên cạnh đó còn có một số loại mút khác như “no sponge” hoặc “anti-spin” ít phổ biến hơn.
Khi chọn các loại vợt bóng bàn, người tiêu dùng có thể tham khảo ý kiến
từ giáo viên bóng bàn hoặc từ những người trong nghề để có được những tư
vấn tốt về việc chọn lựa một cây vợt phù hợp nhất.
Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo tại website www.bongban.org hoặc www.dungcubongban.vn để có những thông tin mới nhất về giá cả, tính năng các loại cốt và mặt vợt.
Vệ sinh vợt bóng bàn
* Mút vợt:
Sau khi sử dụng nên gỡ mút ra khỏi mặt vợt, lau sạch và dùng miếng bảo
vệ để bọc lại. Không đánh vợt xuống cạnh bàn để tránh làm mút bị sứt mẻ.
Có hai loại chất để vệ sinh mút vợt: Một loại dạng phun bọt, cần lắc nhẹ
cho tạo bọt sau đó xịt lên bề mặt mút, dùng miếng sponge lau nhanh để
bọt trải đều, nếu lau chậm có thể làm phai màu mút. Loại thứ hai dạng
nước, chỉ cần quét lên mặt mút và chờ khô.
* Cốt vợt:
Khi chơi xong dùng khăn vải thấm ướt cồn lau sạch cốt vợt, sau đó để cồn
tự bốc hơi. Cũng có thể mua hạt silicagen dùng để hút ẩm và cho cốt vợt
vào, để qua một đêm cốt sẽ khô ráo và sạch sẽ.
Nếu rửa cốt vợt bằng nước nên đặt cốt trong phòng có máy điều hòa một
đêm để cốt khô từ từ, không nên dùng máy sấy có thể làm cốt bị nứt.
Chọn mua vợt bóng bàn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vợt và mặt vợt bóng bàn. Nhưng
thường có những loại thông dụng mà dường như rất thích hợp với người mới
chơi. Các cây vợt và mặt vợt này phổ biến đến nổi người này chơi thì sẽ
giới thiệu cho người khác. Xin giới thiệu một số các cặp vợt mà mọi
người thường mua để sử dụng.
Cốt vợt T2: giá khoảng 400.000 VND được xem là sardius Trung
Quốc ( một vợt được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam ). Cốt vợt có 2 lớp
carbon ngoài cùng, tốc độ khá tốt. Trọng lượng nhẹ hơn sardius, khoảng
83-89g, rất thích hợp gắn các mặt tàu vì sẽ không nặng lắm. Cốt vợt T2
thích hợp với mặt vợt Sriver cho bên tấn công ( Forehand ). Xem thông tin chi tiết tại mặt vợt Sriver
Mặt vợt Sriver (DR13) giá khoảng 650.000 VND được làm tại Nhật,
là mặt bền nhất của hãng butterfly và các hãng khác, giá thành hợp lý so
với các mặt vợt khác, tuổi thọ cao, thường những mặt khác thường hay bị
bể rìa, nhưng sriver rất ít. Được xem là mặt vợt bán chạy nhất tại Châu
Á Gần 40 năm trôi qua, từ lần đầu tiên xuất hiện cho đến nay Sriver vẫn
rất thịnh hành, với tốc độ, độ xoáy và những đường bóng tấn công hình
vòng cung tuyệt đẹp, loại mặt vợt này hiện nay vẫn mang thắng lợi vẻ
vang đến với nhiều tay vợt.
Speed: 10
Spin: 8
Density: 38
Reglue Effect: High
Mặt vợt 729-5 giá khoảng 160.000 VND được xem là mặt vợt Trung
Quốc có độ bền và độ bám cao, thường được sử dụng cho mặt thủ. Cao su
được thiết kế lại đối với lệnh cấm keo tốc độ. 729-5 được thiết kế cho
một mức độ ma sát cao là vũ khí lý tưởng cho các cầu thủ tấn công và
phòng thủ. Hiện được nhiều người Việt Nam sử dụng để dùng cắt bóng nặng,
và quả bắn trái rất lợi hại. Giá thành hợp lý, độ bền cao.
Speed: 120
Spin: 11
Density: 12
Mặt vợt Yasaka MarkV giá khoảng 470.000, xem chi tiết thông tin
tại Mặt vợt MarkV là mặt có lâu đời nhất. Ai đánh bóng bàn chắc cũng đều
biết đến mặt này. Dễ chơi, và có độ bền cao. Rất dễ kết hợp với cốt vợt
N8. Cốt vợt N8 giá khoảng 240.000 là cốt vợt 5 lớp gỗ , được làm tại
Trung Quốc. Có độ kiểm soát banh rất cao. Kết hợp với Mark V là sự chọn lựa của nhiều người
Hướng dẫn cách chọn vợt bóng bàn, mua vợt bóng bàn chất lượng tốt nhất
1. Đầu tiền chọn Cốt vợt bóng bàn:
Cốt vợt bao gồm mặt vợt và cán vợt. Phần lớn mặt vợt được cấu tạo từ các
lớp gỗ dán hoặc kết hợp giữa gỗ dán và carbon, arylate, titanium. Một
mặt vợt có thể gồm từ 1 đến 7 lớp. Số lượng, độ dày, độ cứng và độ phân
bổ chất liệu của mỗi lớp tạo nên những đặc điểm khác nhau của mỗi loại
cốt vợt. Nhờ vào những đặc điểm này mà khách hàng có thể lựa chọn cốt
vợt sao cho phù hợp nhất.
- Những người chơi tấn công thì ưa thích cốt vợt có tốc độ cao, tạo ra
những cú đánh áp đảo. Việc phân loại cốt vợt theo tốc độ được dựa trên
thông số ghi trên cốt vợt: DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả
phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất
(OFF+).
Khi mới tập chơi, người tiêu dùng nên chọn từ cốt vợt thông thường có
tốc độ thấp, độ kiểm soát cao rồi sau đó mới nên chuyển dần sang các
loại cốt khác cao cấp hơn.
Thị trường cốt vợt cũng rất đa dạng, từ các loại cốt của Trung Quốc
(Dawei, 729, griant), Nhật Bản (Butterfly, Yasaka, Nittaku) đến Pháp
(Cornilleau), Đức (Tibhar, adro, donic), Thụy Điển (Stiga)... Giá cả dao
động tùy theo nhãn hiệu và tính chất của cốt.
2. Mặt vợt bóng bàn
- Việc lựa chọn mút vợt phù hợp với lối chơi rất quan trọng. Tùy theo
đặc điểm cấu tạo và tính chất mà thị trường có các loại mút khác nhau,
- Inverted: mút trơn, có khả năng tạo xoáy cao. Đây là loại mút phổ biến
nhất hiện nay, phù hợp với tất cả các lối chơi từ phòng thủ đến tấn
công.
- Short pips: mút gai ngắn, thực chất là loại mút trơn nhưng được lật
ngược lại, tạo nên một bề mặt với rất nhiều nốt. Loại mút này ít tạo
xoáy nhưng lại giúp người dùng có những cú đánh trả mạnh mẽ.
- Long pips: mút gai dài. Mút có cấu trúc giống như “short pips” nhưng
các nốt trên bề mặt cao hơn, giúp làm đảo chiều xoáy của trái bóng.
- Bên cạnh đó còn có một số loại mút khác như “no sponge” hoặc “anti-spin” ít phổ biến hơn.
Sưu tầm..
0 Nhận xét