Critical thinking Là Gì? Làm Thế Nào Để Rèn Luyện Critical thinking Ở Mỗi Người?
Ngày nay, kiến thức và kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong cả công việc và cuộc sống. Giới trẻ bây giờ có nhiều điều kiện để rèn luyện bản thân nhưng hầu hết các bạn đều thiếu kỹ năng Critical thinking. Vậy Critical thinking là gì? Chefjob.vn sẽ bật mí với bạn trong bài viết dưới đây.
Critical thinking là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống – Ảnh: Internet
Critical thinking là gì?
Critical thinking được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn cả giả thiết hoặc giả định để một người hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm trước vấn đề nào đó và chứng minh, bảo vệ luận điểm của mình một cách logic, nhất quán và phản bác lại những ý kiến trái chiều.
Ví dụ về Critical thinking
Critical thinking không bị giới hạn ở một tình huống hoặc nghề nghiệp cụ thể. Tư duy phản biện được hình thành trên lập luận và kết quả của tư duy logic, ví dụ đơn giản như sau:
Bạn A nhận xét “B học rất yếu” nhưng bạn C đã dựa trên quan sát về điểm số cũng như quá trình học tập của B để khẳng định với A rằng “B học giỏi bởi vì…”. Đây là một tư duy phản biện vì B đã đưa ra được các lý lẽ và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác A.
Còn nếu trong trường hợp người A nói “3×2=8”, người B đáp lại: “Sai, 3×2=6”. Đây không phải là tư duy phản biện.
Các cấp độ của Critical thinking
Critical thinking chia thành 6 cấp độ theo thứ tự từ thấp đến cao:
Cấp độ 1: Trình bày nội dung
Việc không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp và trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, cấp độ 1 của Critical thinking là nói rõ về một nội dung cụ thể.
Trình bày nội dung rõ ràng sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn – Ảnh: Internet
Cấp độ 2: Cấu trúc nói
Diễn đạt theo cấu trúc là điều cần thiết để người nghe nắm được vấn đề, không mất nhiều thời gian giải thích. Ví dụ, khi phát biểu ý kiến bạn có thể bắt đầu bằng cấu trúc: “Ý kiến của tôi về vấn đề này là…”
Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản
Tranh luận có thể đến từ hai hoặc nhiều phía với mục đích phản bác ý kiến ban đầu của bạn. Việc bạn cần làm là lập luận khoa học và đưa ra dẫn chứng xác thực để bảo vệ quan điểm hoặc tiếp thu ý kiến của người khác nếu thấy tích cực.
Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả
Cuộc tranh luận sẽ diễn ra tích cực và mang tính xây dựng khi bạn nhận định rõ các giả thuyết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy phản biện nhất quán, loic.
Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên
Critical thinking nếu được thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn tư duy logic hơn khi đánh giá nhận định về một lĩnh vực hay vấn đề nào đó.
Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả
Khi đạt đến cấp độ 5, kỹ năng Critical thinking đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính trực, can đảm, khiêm tốn, bền bỉ và cảm thông.
Tầm quan trọng của Critical thinking
Critical thinking là kỹ năng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực và ngành nghề của cuộc sống, giúp con người nâng cao khả năng lập luận đa chiều, rõ ràng.
Critical thinking đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế tri thức mới. Mỗi người đều cần có tư duy linh hoạt cùng khả năng phân tích, đánh giá, sáng tạo để tích hợp thông tin cần thiết và giải quyết vấn đề.
Critical thinking giúp đưa ra những ý tưởng mới, đồng thời còn góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp khi cần thiết.
Con người cần Critical thinking để nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó tự điều chỉnh và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp công việc và cuộc sống của mình.
Critical thinking là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ. Tư duy phản biện gúp con người suy nghĩ sáng suốt hơn về các vấn đề xã hội, vượt qua các định kiến và lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.
Con người cần Critical thinking để nhìn nhận và đánh giá bản thân – Ảnh: Internet
Làm thế nào để rèn luyện Critical thinking ở mỗi người?
Mỗi người sẽ có khả năng nhìn nhận và phân tích không giống nhau. Nếu muốn rèn luyện Critical thinking, bạn cần tích cực làm những điều sau:
Trau dồi kiến thức: Bạn không thể tranh luận nếu thiếu kiến thức về vấn đề đang đề cập đến. Vì vậy, trau dồi và hoàn thiện kiến thức tổng quan thông qua các câu hỏi trắc nghiệm tự duy phản biện (câu hỏi kiểm tra IQ) là điều rất cần thiết.
Có tầm nhìn khách quan: Hiểu rõ Critical thinking là gì không có nghĩa là bạn nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình bất chấp đúng – sai. Hãy là một người khách quan, phân định rõ điều nào đúng điều nào sai để tiếp thu và phát triển bản thân.
Không ngừng thắc mắc: Người ta sẽ đánh giá năng lực của bạn qua những câu hỏi, do đó nếu không biết hoặc có thắc mắc về một vấn đề nào đó, bạn nên mạnh dạn nói ra.
Để hiểu Critical thinking là gì cũng không quá khó đúng không? Qua bài viết của Chefjob.vn, hi vọng bạn sẽ có kế hoạch trau dồi và hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện của mình để thành công hơn trong cuộc sống nhé.
ST
#HoangDuong
0 Nhận xét